6 cách xử lý giày thể thao trẻ em bị ướt hiệu quả bố mẹ nên biết
Đối với những bé yêu thích giày, đặc biệt với những người có bộ sưu tập giày đắt tiền. Thì việc giữ gìn, bảo vệ những đôi giày là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ. Dù có bảo vệ đến tới mức nào thì đôi giày của bé vẫn có nguy cơ bị vấy bẩn, hay đáng sợ hơn là bị ướt. Và khi giày bị ướt, mà bố mẹ không có cách xử lý kịp thời, thì có thể dẫn tới đôi giày nhanh bị hỏng và gây nên nhcác ững vấn đề do nấm mốc. Để tránh tình trạng trên, hãy cùng Fandy Kids trang bị cho mình cách xử lý giày thể thao bị ướt cực kì hữu ích khi đôi giày thể thao trẻ em bị ướt nhé.
Hướng dẫn xử lý giày thể thao bị ướt hiệu quả
Dùng máy sấy quần áo
Trước tiên, hãy nhìn vào chất liệu đôi giày. Nếu giày có chất liệu là sợi cotton hay tổng hợp và không có đế cứng, hay đế gel thì bạn có thể dùng máy sấy. Đối với những đôi giày da hay giày không thấm nước Gore-Tex, thì không dùng máy giặt hay máy sấy. Bởi nhiệt độ cao sẽ khiến hỏng chất liệu da.
- Bước 1: Giặt sạch giày bị lấm bẩn trước. Rồi dùng nước ấm và chất tẩy nhẹ để làm sạch hiệu quả hơn.
- Bước 2: Đặt giày vào với phần mũi giày hướng lên trên, đế giày luôn hướng ra ngoài.
- Bước 3: Móc dây giày lên phần trên cùng cửa máy sấy rồi cẩn thận đóng chắt cửa lại, dây giày nên nằm ngoài máy sấy. Treo giày vào cửa, giúp giày không bị va chạm vào lòng máy sấy. Giảm thiểu tình trạng hỏng máy đồng thời giúp bảo quản đế giày.
- Bước 4: Thiết lập chu trình sấy nhiệt độ thấp hay trung bình không được quá 60 phút.
Xem thêm: Làm thế nào để chọn mua balo cho bé theo độ tuổi chính xác
Độn khăn giấy hay giấy báo
Khi giày bị ướt vì ngập nước, việc trước tiên bạn cần làm là lấy miếng lót giày ra, giặt sạch và phơi khô. Tiếp theo, dùng khăn giấy ướt lau sạch bề mặt và gót giày. Trong khăn ướt sẽ chứa cồn, giúp tẩy sạch bùn đất và làm khô nhanh. Cuối cùng, bạn lấy khăn giấy khô hoặc giấy báo xé nhỏ độn vào bên trong giày. Cách này giúp cho giày không bị biến dạng và giấy sẽ hút hết nước còn đọng lại.
Dùng muối hột
Muối hột có giá rất rẻ, bạn có thể dùng muối ăn, muối tinh có sẵn trong nhà bếp để làm khô giày. Tuy nhiên, thời gian để đôi giày này đạt độ khô như mong muốn lại khá lâu. Để thực hiện cách này, bạn rang 1 nắm muối trên chảo đến khi muối nóng lên. Chú ý không để muối bị cháy vàng và khét. Tiếp theo, đổ muối được rang vào 2 chiếc túi nhỏ hay 2 chiếc tất sạch, đặt mỗi túi vào một bên giày. Sau 1 tới 2 tiếng đồng hồ thì kiểm tra độ khô của giày và tiếp tục đặt túi muối cho đến khi giày khô hẳn.
Phấn rôm giúp hút ẩm
Giày bị ẩm là chuyện thường gặp trong những ngày mưa bão, tạo nên môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn nấm mốc xâm nhập vào da, dễ bị nấm da chân và thấp khớp. Để phòng tránh những loại bệnh này, rất đơn giản, chỉ cần nhớ trước khi đi ngủ. Hãy rắc 1 ít phấn thơm hay bột vôi vào giày. Chất amiang có trong bột tacl, thành phần chính của phấn thơm là công cụ để hút ẩm tuyệt vời nhất từ trước tới nay. Không chỉ giúp cho đôi giày được khô thoáng mà còn giúp chân trẻ được khử mùi.
Sử dụng máy sấy giày
Ngoài các cách trên, có một cách xử lý giày bị ướt mưa rất đơn giản mà nhiều người chưa biết đến, chính là dùng máy sấy giày chuyên dụng. Máy sấy giày chuyên dụng là thiết bị để làm khô giày, khử mùi ẩm mốc cho giày dép bằng cách thổi luồng hơi nóng vào bên trong. Giúp nước thấm vào trong vải giày bốc hơi mang theo các loại vi khuẩn, và mùi hôi...
Các loại máy sấy giày có kiểu dáng và công nghệ chuyên dụng cho việc sấy giày, có thể sấy nhiều loại giày khác nhau, tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế. Làm ảnh hưởng tới dáng giày và chất liệu giày tốt hơn so với cách dùng máy sấy tóc, máy giặt, và máy sấy quần áo... Sản phẩm cũng cho nhiều mức giá khác nhau, từ giá rẻ chỉ vài trăm nghìn đồng đến những loại cao cấp, giá có thể lên đến vài triệu đồng cho bạn chọn.
Dùng gạo
Đây là phương thức đơn giản, dễ làm và không mất nhiều thời gian. Dùng càng nhiều gạo sẽ càng rút ngắn thời gian làm khô. Thế nên, có thể sẽ hơi tốn kém gạo nếu bạn muốn giày nhanh khô hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn đặt giày vào 1 cái túi nilon hay túi vải, tiếp tục đổ gạo vào túi rồi buộc miệng túi lại. Canh thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ, bạn sẽ thấy đôi giày mình khô hơn rất nhiều.
Chú ý khi xử lý giày trẻ em bị ướt mưa
Nhìn chung, cách xử lý giày bị dính nước mưa không khó, nhưng nếu làm không đúng cách rất có thể sẽ dẫn đến hỏng chất liệu giày. Vì vậy, bạn nên chú ý những điều như:
- Không phơi giày thể thao cho bé da ra ngoài trời nắng, vì như vậy sẽ làm cho da giày bị co cứng và sẽ khiến cho giày bị chật, da bị gãy hay bị rách.
- Khi bề mặt giày vẫn còn dấu hiệu của sự ẩm ướt thì không nên đánh giày mà cần lau khô hay sấy khô trước khi đánh.
- Những đôi giày bị ẩm ướt tốt nhất không nên sử dụng lại trong khoảng 2 ngày.
Xem thêm: Cách để giày thể thao trẻ em màu trắng luôn như mới tại nhà
Lời kết
Vậy là Fandy Kids đã giới thiệu đến bạn cách xử lý giày thể thao bị ướt. Có thể thấy đôi giày như là người bạn thân thiết đồng hành với bé ở mọi lúc mọi nơi. Áp dụng những cách trên để bảo vệ chúng tránh những hư hại thường gặp, kéo dài tuổi thọ, tiết kiệm một khoản đầu tư đáng kể. Chúc bạn thành công!
Sport Life
Tổng hợp những hãng giày bóng rổ trẻ em nổi bật nhất hiện nay
Ngoài việc sở hữu các tính năng giúp hỗ trợ thi đấu, những đôi giày bóng rổ trẻ em hiện nay còn mang thiết kế thông minh, giúp làm nổi bật...